Người xưa quan niệm, vạn vật được trời sinh ra và chuyển hóa qua 05 trạng thái gọi là ngũ hành, đó là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Kim đại diện cho trời, tiền bạc, rèn giũa, tôi luyện, chủ về nghĩa, cương trực, mãnh liệt. Hỏa đại diện cho lửa, sự bốc đồng, chiến tranh, giận dữ, chủ về lễ, nóng nảy nhưng lễ độ. Mộc đại diện cho gỗ, sự phát triển, vươn lên, sinh sôi nảy nở, chủ về nhân, thẳng thắn, ôn hòa. Thủy đại diện cho nước, sự uyển chuyển, mênh mông, chủ về trí, thông minh, hiền lành. Thổ đại diện cho đất, sự bao dung, lòng mẹ, chủ về tín, tính tình đôn hậu.
Người xưa quan niệm, vạn vật được trời sinh ra và chuyển hóa qua 05 trạng thái gọi là ngũ hành, đó là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Các hành này đại diện cho các hiện tượng trong tự nhiên: Ví dụ:
Kim đại diện cho trời, tiền bạc, rèn giũa, tôi luyện, chủ về nghĩa, cương trực, mãnh liệt.
Hỏa đại diện cho lửa, sự bốc đồng, chiến tranh, giận dữ, chủ về lễ, nóng nảy nhưng lễ độ.
Mộc đại diện cho gỗ, sự phát triển, vươn lên, sinh sôi nảy nở, chủ về nhân, thẳng thắn, ôn hòa.
Thủy đại diện cho nước, sự uyển chuyển, mênh mông, chủ về trí, thông minh, hiền lành
Thổ đại diện cho đất, sự bao dung, lòng mẹ, chủ về tín, tính tình đôn hậu.
Hình dáng và màu sắc
- Kim màu trắng, xám, hình tròn
- Thủy màu đen, xanh nước biển, hình uốn lượn
- Mộc màu xanh lá cây, hình thẳng, chữ nhật
- Hỏa màu đỏ, hình nhọn
- Thổ màu nâu, vàng, hình vuông.
Ngũ hành tương sinh
Thủy là nơi xuất phát của thực vật, từ đơn bào đến đa bào rồi, sinh trưởng thành cây, tức Thủy sinh Mộc. Mộc tính ôn, ấm áp, là mầm mống để sinh ra Hỏa, ta có Mộc sinh Hỏa. Hỏa thiêu đốt mộc, cháy hết thành tro thì sinh ra Thổ, ta có Hỏa sinh Thổ, Thổ lại sinh ra Kim tức là khoáng chất, kim loại, ta có Thổ kinh Kim. Khi kim còn non, chảy ngầm trong núi, khí kim nóng quá cũng hóa thành dòng, nên Kim sinh Thủy.
Ngũ hành tương khắc
Ngược lại với tương sinh, ta có ngũ hành tương khắc: Kim khắc Mộc, để cho dễ nhớ ta ví như dao chặt được gỗ vậy. Mộc thì khắc Thổ, cũng như cây làm cho đất cằn. Thổ thì khắc Thủy, cũng như đê chắn được nước, đất vây nước thành hồ vậy. Thủy thì khắc Hỏa, lửa bị nước dập tắt. Hỏa lại khắc Kim, kim loại bị lửa nung chảy.
Ngũ hành chuyển hóa
Mặc dù:
a. Thổ sinh kim, nhưng thổ nhiều thì kim bị vùi – kim nhiều thì thổ yếu.
b. Hỏa sinh thổ, nhưng hỏa nhiều thì thổ tiêu rụi – thổ nhiều thì hỏa tối.
c. Mộc sinh hỏa, nhưng mộc nhiều thì hỏa không cháy – hỏa nhiều thì mộc cháy.
d. Thủy sinh mộc, nhưng thủy nhiều thì mộc trôi – mộc nhiều thì thủy cạn.
e. Kim sinh thủy, nhưng kim nhiều thì thủy tràn – thủy nhiều kim chìm.
Mặc dù:
a. Kim khắc mộc, nhưng mộc nhiều kim cùn – kim nhiều mộc gãy.
b. Mộc khắc thổ, nhưng thổ nhiều mộc gãy – mộc nhiều thổ nghiêng đổ.
c. Thổ khắc thủy, nhưng thủy nhiều thổ trôi – thổ nhiều thì thủy ứ.
d. Thủy khắc hỏa, nhưng hỏa nhiều thủy cháy – thủy nhiều hỏa diệt.
e. Hỏa khắc kim, nhưng kim nhiều hỏa ngưng – hỏa nhiều kim tiêu.
Cho nên, khi luận giải sự sinh khắc của ngũ hành cần phải xem xét thật kỹ.
Ngũ hành trong không gian và thời gian
Theo thời gian, mùa xuân cỏ cây tươi tốt, vạn vật sinh sôi là mùa Mộc vượng, mùa hạ nắng nôi, khắp nơi vàng lửa là mùa Hỏa vượng, mùa thu lạnh lẽo, thời tiết âm u là mùa Kim Vượng, mùa đông ẩm ướt, nước đọng thành băng là mùa Thủy Vượng.
Theo không gian, phía bắc bán cầu giá băng bao phủ là thuộc về hành thủy, phía nam nắng nóng, hành hỏa bao trùm, phía đông và đông nam cỏ cây tươi tốt thuộc về hành mộc, phía tây và tây bắc thuộc về hành kim, riêng hành thổ ở phía đông nam và tây bắc.
Bagikan
Ngũ hành là gì?
4/
5
Oleh
nguyentrichau